Kinh doanh online chính là tương lai. Vì sao lại có nhận định như vậy?
Suốt đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã và đang chứng kiến sự gián đoạn của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Điều này chứng minh rằng, có nhiều mô hình kinh doanh đã trở nên lỗi thời và nền kinh tế thế giới cần được “thay máu”. Trong bối cảnh đó, mô hình kinh doanh online nổi lên như một hiện tượng, cạnh tranh trực tiếp với các hình thức kinh doanh truyền thống. Quả không ngoa khi nói rằng kinh doanh online trong thời đại dữ liệu lớn chính là tương lai của chúng ta.
Tại sao việc tạo ra các ý tưởng trước khi bắt tay vào kinh doanh online lại quan trọng?
Để triển khai hoạt động kinh doanh online một cách chỉnh chu, bước đầu tiên không thể thiếu là tạo ra một ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới mẻ và mang tính thương mại hoặc thực dụng. Vậy tại sao việc tạo ra ý tưởng kinh doanh online lại quan trọng?
- Số lượng người tham gia vào lĩnh vực này rất đông và không ngừng tăng lên theo thời gian. Do đó việc có được một ý tưởng độc đáo giúp bạn giảm bớt tính cạnh tranh với các sản phẩm hay dịch vụ hiện có trên thị trường.
- Việc chưa có ý tưởng mà bắt tay vào khiển khai ngay sản phẩm, dịch vụ online sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro khi chưa có các chiến lược đường dài cũng như chưa cân nhắc kĩ các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hiện thời liệu có phù hợp với môi trường trực tuyến hay không!?
- Ý tưởng kinh doanh online không những độc đáo mà còn phải mới mẻ. Một ý tưởng táo bạo, đi trước thời đại có thể giúp bạn hớt váng chớp nhoáng trong kinh doanh online ngắn hạn. Khi sản phẩm, dịch vụ của bạn đã có chỗ đứng, vị trí của kẻ đầu tiên trong ngành sẽ giúp bạn mở rộng thị phần và phát triển trong kinh doanh online dài hạn. (VD: Thị trường máy bay thương mại hiện nay gần như chỉ đủ cho 2 ông lớn là Boeing và Airbus, trong đó Boeing chính là bá chủ. Một số nhận định cho rằng thành công của Boeing là nhờ vào vị thế của kẻ đầu tiên tham gia vào ngành.)
- Ngoài ra, một ý tưởng kinh doanh thực thụ phải “hái ra tiền”, tức có yếu tố thương mại. Nếu ý tưởng của bạn độc đáo, mới mẻ nhưng không thể sinh lãi (thu lợi nhuận) thì nó trở nên vô dụng. Do đó hãy cân nhắc thật kĩ khi trong đầu bạn chợt nảy ra một ý tưởng hay ho gì đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai các ý tưởng kinh doanh online, Beelancer Blog sẽ gợi ý cho bạn 9 bước đệm quan trọng khi bắt đầu dấn thân vào con đường kinh doanh online nhé!
9 bước đệm để triển khai ý tưởng kinh doanh online
1. Đánh giá lại mô hình kinh doanh của bạn
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp kinh doanh truyền thống (ngoại tuyến) hãy thử cân nhắc khả năng chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online (trực tuyến) xem có khả thi hay không. Hầu như không có công thức nào chính xác cho việc đánh giá này bởi nó phụ thuộc vào các tiềm lực hiện có cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Tuy nhiên chúng tôi có thể giúp bạn cân nhắc việc chuyển dịch mô hình trong bối cạnh hiện tại bằng các câu hỏi mở:
- Liệu bạn có thể trực tiếp cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn hiện có trên trực tuyến hay không?
- Tệp khách hàng của bạn là ai? Họ có thói quen sử dụng internet, đặc biệt là mạng xã hội như thế nào? Liệu chuyển đổi thành mô hình kinh doanh online có giúp bạn tiếp cận được tệp khách hàng mới hay không?
- Giả sử: Bạn là nhà tư vấn kinh doanh dịch vụ làm đẹp, tư vấn set up mô hình spa có thể mở các khóa học trực tuyến và hội thảo thu phí trực tuyến. Hoặc nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm đồ gia dụng, nông sản, hàng tiêu dùng hoàn toàn có thể cân nhắc phân phối sản phẩm của mình lên các gian hàng của sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… hay gian hàng quốc tế như Ebay, Amazon, Alibaba,…
Dù quá trình này mất kha khá thời gian song nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh doanh online của mình sẽ giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng hay ho hơn.
2. Tạo một trang web
Sau khi đánh giá lại mô hình kinh doanh, bạn nên cân nhắc tạo lập một trang web riêng. Nghe có vẻ khá đơn giản nhưng để xác định được tệp khách hàng truy cập vào website và website dùng cho mục đích gì lại là vấn đề nan giải. Bạn lập website để thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện hay bán hàng online trực tiếp? Giải quyết câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra cách tạo một website phù hợp để triển khai ý tưởng kinh doanh online.
Đặc biệt trong quá trình xây dựng trang web riêng của mình, bạn cần có những nhân sự chuyên về nội dung (content marketing), chỉnh sửa video (video editor) và thiết kế banner, quảng cáo (thiết kế) bên cạnh dịch vụ lập trình web. Nếu việc xây dựng một team quá khó khăn bạn có thể tham khảo dịch vụ của các freelancer trên sàn Beelancer Việt Nam nhé!
3. Triển khai chiến dịch SEO
Sau khi tạo lập một trang web, việc triển khai một chiến dịch SEO là cần thiết và tất yếu. Điều này sẽ giúp thu hút và tăng độ nhận diện từ các khách hàng tiềm năng đến website của bạn, và sâu hơn là tiến hành tham khảo và mua dịch vụ của bạn. SEO chính là chìa khóa để tối ưu chi phí tìm kiếm khách hàng, giúp bạn tranh thủ được tiềm lực cá nhân để đầu tư triển khai ý tưởng kinh doanh online bài bản nhất.
Chiến dịch SEO phải là một chiến dịch đường dài, cần đầu tư nhiều công sức và thời gian. Do đó bạn nên xây dựng một đội đủ mạnh, hoặc đào tạo những nhân sự chuyên nghiệp. Nếu điều này là bất khả thi, bạn hoàn toàn có thể tìm được giải pháp bằng cách thuê tuyển freelancer chuyên về SEO, có thể linh động thời gian và phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
4. Định danh website trên Google Maps
Bước thứ 4 này thường bị xem nhẹ và bỏ qua trong quá trình đưa hình thức kinh doanh hiện thời lên môi trường internet. Bởi một số chủ doanh nghiệp cho rằng, việc chuyển đổi sang kinh doanh online cho phép người dùng mua hàng trực tuyến ở bất kì đâu, do đó cần đặt nặng việc định danh doanh nghiệp hay vị trí của công ty nữa. Tuy nhiên, đó là một nhận định có phần thiếu sót.
Việc định danh website của bạn không đơn thuần chỉ là một dịch vụ xác định vị trí. Khi thực hiện thao tác này, doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trên Google Maps, đôi khi có thể xuất hiện trong chính tìm kiếm của khách hàng. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn quảng bá cũng như chia sẻ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như: giờ mở và đóng cửa, ngày làm việc, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp,…
5. Tham gia các cộng đồng và hội nhóm năng động
Các nỗ lực xây dựng và xúc tiến một website sẽ rất dài nếu bạn không kéo được khách hàng từ các nền tảng khác truy cập vào website của mình. Nói cách khác, phải giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp. Để làm được điều đó cần có một lộ trình nghiên cứu chỉnh chu các hành vi và thói quen truy cập internet của khách hàng, biết được họ quan tâm các hội nhóm và cộng đồng nào để tiếp cận chính xác.
Song song với việc tham gia các nền tảng, bạn cũng có thể tự tạo cộng đồng cho riêng mình bằng cách xây dựng các hội nhóm chia sẻ kiến thức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh online. Khi có một cộng đồng đủ mạnh, việc triển khai các ý tưởng kinh doanh online sẵn có chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
6. Ghi nhận các phản hồi và khuyến khích đánh giá từ khách hàng
Đánh giá từ khách hàng đang trở thành xu hướng và là phương thức tiếp thị uy tín nhất mà doanh nghiệp nên đầu tư. Người tiêu dùng ngày nay không còn dễ bị thu hút và dao động bởi những phương thức tiếp thị truyền thống nữa, bởi trên môi trường trực tuyến, gây dựng sự tin tưởng đối với khách hàng khó hơn rất nhiều. Vậy những khách hàng tiềm năng sẽ lấy niềm tin từ đâu? Chính là từ phản hồi của các khách hàng trước đó.
Khách hàng ngày càng có xu hướng tin tưởng lẫn nhau, đặc biệt là những người trong cùng một cộng đồng, tham gia chung một hội nhóm. Từ xu hướng này bắt đầu phát triển một thủ thuật được gọi là seeding (phát tán nội dung và thông điệp của doanh nghiệp) nhưng ở dạng biến thể thành đánh giá của khách hàng. Công việc này được thực hiện bởi các Kols, bao gồm Celeb (người nổi tiếng), Influencer (người có sức ảnh hưởng) và các Mass seeder (người chia sẻ lại nội dung của celeb và influencer).
Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với phương thức marketing gián tiếp này. Khách hàng ngày nay đang đánh mất dần niềm tin với doanh nghiệp, đặc biệt sau hàng loạt thông tin các Kols giới thiệu và đánh giá sản phẩm chỉ đơn giản vì họ được trả tiền chứ không hề mua và trải nghiệm dịch vụ thực sự. Do đó cần tập trung vào khuyến khích người tiêu dùng cho đánh giá và phản hồi về sản phẩm, dịch vụ một cách khách quan, trung thực để tạo lập được uy tín và nhận lại sự tin tưởng của khách hàng.
7. Thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo kĩ thuật số (Digital Advertising)
Không có cách marketing nào trực diện hơn trong thời đại thông tin này bằng quảng cáo kĩ thuật số. Trực tiếp, trực diện, tiếp cận được số lượng khách hàng lớn, và đặc biệt đúng phân khúc chính là sự lợi hại của nó.
Nếu sẵn sàng “chi dày” một khoản làm ngân sách cho quảng cáo, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì. Và sẽ còn hiệu quả hơn nữa nếu chiến dịch này được thiết lập bài bản, đúng cách, bạn hoàn toàn có thể theo dõi các hoạt động mua hàng dễ dàng hơn so với tiếp thị ngoại tuyến.
“Miền đất hứa” cho quảng cáo kĩ thuật số hiện nay phải kể đến Google Ads và Facebook Ads. Đây là hai kênh quan trọng mà bạn nên thử nghiệm ngay khi mới tiếp cận với quảng cáo số. Nếu chưa thực sự tự tin và lĩnh vực này còn quá mới mẻ, bạn có thể liên hệ các sàn thương mại điện tử việc làm tự do như Beelancer Việt Nam để tiến hành thuê tuyển các freelancer hỗ trợ bạn trong việc khởi tạo mô hình kinh doanh online nhé!
8. Email marketing
Bước số 8: Email marketing sẽ được vận dụng giúp bạn chăm sóc các khách hàng mà bạn đang có khi mô hình kinh doanh online đã dần đi vào hoạt động. Ngoài ra, tiếp thị qua email cũng giúp doanh nghiệp đo lường được chỉ số ROI (tỉ số hoàn vốn trong kinh doanh) thông qua CRM (quản lý quan hệ khách hàng). Hiện nay, nhân lực chuyên về CRM và email marketing không nhiều, đa phần được tích hợp trong các bộ phận marketing. Do đó nếu bạn muốn tìm một chuyên viên CRM cho mô hình kinh doanh online có thể tham khảo dịch vụ của các freelancer tại đây.
9. Chiến dịch tiếp thị đa kênh (Multi Channel – Marketing Strategies)
Nếu bạn đã hoàn thành 8 bước phía trên, tức là chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường. Phần còn lại chính là dành cho tiếp thị số, đặc biệt là tiếp thị đa kênh. Vậy tại sao tiếp thị đa kênh lại quyết định hơn 30% còn lại?
Việc triển khai chiến dịch tiếp thị đa kênh đặc biệt quan trọng bởi ngày nay người tiêu dùng luôn được tiếp cận và quan tâm bởi các hình thức tiếp thị từ khắp mọi mặt trong đời sống, từ ngoại tuyến đến trực tuyến. Việc thực hiện một chiến dịch tiếp thị đa kênh có thể khiến khách hàng ghi nhớ và bị thu hút với thương hiệu của doanh nghiệp nhưng cũng có thể phản tác dụng. Chiến dịch này cần được cân nhắc và thực hiện tinh tế, gọn ghẽ, tránh việc khiến cho khách hàng bị ngợp bởi các quảng cáo với tần suất dày đặc.
10. Phương pháp kéo khách hàng mục tiêu quay trở lại
Vì một vài lý do chủ quan hay khách quan nào đó, khách hàng truy cập vào website tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ của bạn nhưng không chuyển đổi. Khi kịch bản này xảy ra, chúng ta vẫn có thể đi nước cờ cuối cùng bằng cách áp dụng phương pháp kéo khách hàng mục tiêu quay trở lại. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào?
Phương pháp kéo khách hàng mục tiêu quay trở lại cho phép doanh nghiệp phân phát các quảng cáo về sản phẩm hoặc website mà khách hàng đã xem trước đó, gieo cho họ một “mồi tiếm thức” để mời họ quay trở lại và hi vọng chuyển đổi.
10 bước cơ bản trên là gợi ý của chúng tôi dành cho việc thực thi ý tưởng kinh doanh online của bạn. Trong số đó, bạn có thể chọn ra những gợi ý phù hợp với các đặc điểm dịch vụ, sản phẩm mà bạn sẽ chuyển đổi thành mô hình kinh doanh online. Chúc các bạn thành công!