Văn hóa doanh nghiệp và việc xây dựng văn hóa thương hiệu được xem như giá trị cốt lõi là văn hóa được xây dựng và định hình doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cần đi liền với xây dựng văn hóa thương hiệu để tạo nên nền tảng của doanh nghiệp, văn hóa thương hiệu cũng là thứ dùng để phân biệt các công ty cùng ngành nghề với nhau.
Khi một doanh nghiệp mới thành lập, điều cần thiết đó chính là làm sao để cạnh tranh và được khách hàng nhìn thấy trong vô vàn công ty cùng ngành khác. Đó là điều không hề dễ dàng để tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa là gì?
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của loài người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước giàu có về tinh thần”.
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sức mạnh Doanh nghiệp cần phải có văn hóa
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống chuẩn mực vật chất và tinh thần, quy định mối quan hệ thái độ và hành vi ứng xử trong doanh nghiệp, hướng tới những giá trị tốt đẹp mà xã hội đồng tình tạo ra sức mạnh, hiệu quả, lâu bền, độc đáo thể hiện qua chất lượng sản phẩm trên thương trường
Văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các cách cư xử được chấp nhận hoặc yêu cầu trong một nghề . Thường duy trì bởi tùy chỉnh, nó được thực thi bởi các thành viên của một tổ chức. Người nào vi phạm văn hoá kinh doanh được coi là tấn công. Hình phạt đối với hành vi như vậy thường xuyên nằm trong không chấp thuận của các thành viên tổ chức khác.
Văn hóa thương hiệu
Văn hóa thương hiệu tạo nên giá trị cốt lõi doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu cần được hiểu cho đúng
Văn hóa thương hiệu được xem như tế bào gốc “DNA” định nghĩa nên thương hiệu của doanh nghiệp. Các giá trị của văn hóa thương hiệu sẽ chi phối đến các trải nghiệm, sự thể hiện, sự tương tác và chăm sóc khách hàng.
Khi doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp có thể định hình và xây dựng được cho mình một hệ thống văn hóa thương hiệu chuẩn mực sẽ giúp cho bộ máy và các cơ quan khác vận hành trơn tru hiệu quả hơn.
Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có động lực và cảm hứng cao để làm việc với thương hiệu và tận tâm hoàn thành công việc xuất sắc trong việc đạt được các mục tiêu và mục tiêu của thương hiệu, điều đó cũng làm cho họ phát triển cả về chuyên môn lẫn nhận thức.
Xây dựng văn hóa thương hiệu doanh nghiệp
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu
Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu
Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.
Doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp lẫn thương hiệu hiệu quả và cân bằng sẽ tạo ra được môi trường công sở tốt đẹp từ lãnh đạo đến nhân viên. Vì nhân viên tại những doanh nghiệp, công ty sẽ có xu hướng gắn bó và cống hiến nhiều hơn về mặt tình cảm vì những nổ lực cũng như cố gắng của họ luôn được nhìn nhận, khen thưởng từ đó sẽ thúc đẩy sự hăng say trong công việc, tạo nên năng suất làm việc tốt hơn.
6 cách xây dựng văn hóa thương hiệu
Xây dựng văn hóa thương hiệu cần có sự đồng lòng của cả hệ thống
Bước 1: Xác định văn hóa thương hiệu
Đầu tiên của việc xây dựng văn hóa thương hiệu đó chính là việc xác định các giá trị cốt lõi, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Hay đó có cũng có thể là đặc điểm độc đáo thu hút khách hàng, tầm nhìn chiến lược được định hình từ sơ khai của doanh nghiệp.
Xác định văn hóa doanh nghiệp lẫn văn hóa thương hiệu Đề xuất lên ý tưởng xây dựng văn hóa thương hiệu
Các điểm mù, điểm lợi hay tầm nhìn và tuyên bố thông điệp ; tất cả các khía cạnh này sẽ giúp cho ban lãnh đạo và những người quản lý doanh nghiệp dễ dàng xác định được văn hóa doanh nghiệp mà họ muốn xây dựng và hướng đến. Cung cấp các chiến lược và lên kế hoạch rõ ràng cho lộ trình xây dựng văn hóa thương hiệu doanh nghiệp.
Bước 2: Sự đồng lòng và tán thành trong văn hóa doanh nghiệp
Sau khi xác định được bước 1 xác định văn hóa thương hiệu, thì điều tiếp theo cần phải có sự đồng lòng và tán thành từ cơ sở đến hệ thống doanh nghiệp. Được xem như là cơ sở cho toàn bộ sự quản lý thương hiệu của doanh nghiệp. Quá trình này bắt đầu từ cơ quan đầu não, bộ máy lãnh đạo cao nhất hiểu và nắm rõ toàn bộ các khía cạnh của văn hóa thương hiệu.
Xây dựng văn hóa thương hiệu cần có sự đồng lòng từ lãnh đạo lẫn nhân viên
Các giá trị cốt lõi cũng như các thông điệp “sologan” là một phần quan trọng của văn hóa thương hiệu. Cần được chăm chút và làm nổi bật, tạo điểm nhấn làm sao để gây được ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu. Làm sao cho các giá trị và thông điệp này in sâu trong tâm trí của người tiêu dùng, khiến họ nhớ đến doanh nghiệp của bạ như một phần đặc biệt của số đông còn lại.
Để làm được những điều này thì các kế hoạch và ý tưởng truyền thông vô cùng quan trọng. Lên kế hoạch cũng như tạo ra các hoạt động tiếp thị, quảng cáo khác nhau để truyền đạt các thông điệp đến với khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.
Bước 3: Tuyển dụng những nhân viên có tố chất và phù hợp với văn hóa thương hiệu
Bước tiếp theo của quá trình xây dựng văn hóa thương hiệu tốt nhất chính là việc ban nhân sự và các cấp quản lý cần phải tìm kiếm được những ứng viên có năng lực cũng như phù hợp với những giá trị văn hóa cốt lõi mà công ty đang theo đuổi.
Tìm kiếm ứng viên phù hợp giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa thương hiệu tốt nhất
Chỉ có phù hợp văn hóa thì nhân viên ấy mới có thể tận tâm cống hiến năng lực cũng như thái độ làm việc tốt nhất. Điều này còn giúp công ty, doanh nghiệp duy trì được văn hóa doanh nghiệp cốt lõi.
Bước 4: Có chế độ khen thưởng và đãi ngộ tốt
Bước 4 của quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp chính là sự khen thưởng và công nhận đối với những nhân việc tích cực, có đóng góp tốt cho công ty.
Trong quá trình xây dựng văn hóa thương hiệu doanh nghiệp thì nhân viên nội bộ doanh nghiệp chính là “đại sứ thương hiệu” vô cùng quan trọng, họ chính là những người trực tiếp lan tỏa các giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng như thương hiệu của bạn đến với khách hàng mục tiêu.
Khen thưởng đúng lúc tạo nên sự hài lòng cũng như là tiền đề quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa thương hiệu
Vì vậy cho nên, cần tạo cho nhân viên một môi trường làm việc tốt và hài hòa nhất để tạo cho họ tâm lý thoải mái, có như vậy họ mới giúp bạn xây dựng các giá trị thương hiệu một cách một nhất.
Khi nhân viên làm tốt, giúp cho công ty nhiều lợi ích thì cần phải có chế độ lương thưởng rõ ràng, tạo sự hài lòng đối với đội ngũ nhân viên của bạn. Từ đó tạo động lực cho họ cũng như tạo cho doanh nghiệp những giá trị tích cực về sự hài lòng của nhân viên.
Bước 5: Thiết kế Logo Banner mang dấu ấn riêng để xây dựng văn hóa thương hiệu của bạn
Thiết kế logo banner mang dấu ấn riêng là bước tiếp theo sau khi định hình và xây dựng văn hóa thương hiệu các giá trị cốt lõi, bên trong của văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu. Đến các yếu tố bên ngoài để có thể truyền tải các thông điệp, nội dung thương hiệu cần có bộ nhận dạng logo để tạo nên văn hóa thương hiệu của riêng mình.
Tất cả cần có sự thống nhất về thiết kế cũng như các thông điệp yếu tố cần thiết để định hình các logo thương hiệu đó chính là sự tinh tế, đơn giản và quan trọng nhất chính là truyền tải đúng và đủ các giá trị cốt lõi của văn hóa thương hiệu doanh nghiệp hướng đến.
Nếu đang có nhu cầu thiết kế Logo, Banner cho thương hiệu của riêng mình, bạn có thể tham khảo tại đây.
Dịch vụ thiết kế logo trên Beelancer Việt Nam giúp xây dựng văn hóa thương hiệu
Bước 6: Bám sát vào hệ thống đã xây dựng văn hóa thương hiệu
Điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng văn hóa thương hiệu đó chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình đã đặt ra, không để các yếu tố khác tác động. Sự kiên định và bất di bất dịch cũng là yếu tố giúp xâu dựng văn hóa thương hiệu tốt hơn, tạo được lòng tin cho khách hàng.
Khi tạo được sự tin tưởng và khách hàng đã có lòng tin nhất định đối với doanh nghiệp của bạn thì việc giữ chân họ và thu hút thêm những khách hàng tiềm năng khác chính là điều cần phải hướng đến trong tương lai gần.