Thuê 1 freelancer chuyên nghiệp uy tín tại Việt Nam có thật sự khó khăn như bạn tưởng tượng hay đơn giản? Nếu bạn đang có dự án và cân sự giúp đỡ của các freelancer (người làm việc tự do), hãy đọc ngay bài viết này để được trợ giúp tốt nhất nhé.
Điều đầu tiên xảy ra khi bạn mới bắt đầu nghĩ đến việc thuê 1 freelancer là gì nhỉ? Hay những câu hỏi như:”Làm freelancer có cần hợp đồng hay cảm kết không?”.
Một freelancer làm việc tự do (tại nước ngoài) chia sẻ trải nghiệm của mình như sau :”Đó là dự án thứ 3-4 của tôi. Khách hàng thuê 1 freelancer làm hiệu ứng cho bài diễn thuyết của anh ta, và tôi nhận dự án. Khách hàng muốn thực hiện 3 bài diễn thuyết, yêu cầu tôi phải tạo chủ đề, viết lách và sắp xếp nội dung cũng như đưa vào các hiệu ứng.
Vì tôi là người mới làm việc tự do như 1 freelancer, tôi đã tính phí khoảng $5 cho một bài thuyết trình gồm 6 slide. Tôi đã nộp bài diễn thuyết lần 1. Khách hàng thích nội dung và hiệu ứng của tôi nhưng hơi do dự về chủ đề. Và vì vậy tôi đã thực hiện 5 bản thảo sửa đổi cho nó. Khách hàng cuối cùng cũng thích bản sửa đổi lần cuối của tôi.
Anh ta trả trước cho tôi 1 khoản tiền và thể hiện như là anh ta vô cùng uy tín khi thuê 1 freelancer làm việc tự do
Thuê 1 freelancer chuyên nghiệp
Sau khi tạo cho tôi sự tin tưởng, khách hàng đã nói với tôi rằng anh ấy sẽ trả tiền cho cả 3 bản cùng lúc và yêu cầu tôi làm thêm 2 bản nữa và dĩ nhiên tôi đã không quá bận tâm và nhận nó.
Tôi đã làm thêm hai bản nữa, và tất nhiên cũng đã có rất nhiều bản sửa đổi như lần đầu. Tôi gần như mất 6-8 giờ cho một dự án đấy. Sau đó, tôi một lần nữa yêu cầu trả tiền. Nhưng khách hàng đã viện lý do rằng anh ấy đang ở trên chuyến bay 15 tiếng, anh ấy cần gấp chiếc dự án thứ 3 và anh ấy sẽ trả cho tôi dự án 2 và dự án 3 sau khi anh ấy hạ cánh.
Lúc đầu tôi miễn cưỡng nhưng sau đó đồng ý vì nghĩ rằng khách hàng uy tín, anh ấy vì bận rộn nên mới như vậy. Và gửi thêm cho anh ta tất cả bản thảo mà tôi đã làm. Tuy nhiên, rất tiếc rằng anh ấy không bao giờ trả tiền cho tôi dự án 2,3. Tôi đã thử gọi điện, nhắn tin, thậm chí còn đe dọa nhưng anh ta chỉ phớt lờ, và bạn thấy đấy tôi mất công sức vào 2 dự án mà tôi bỏ rất nhiều công sức để thực hiện.
Vì vậy, thật sự rất cần thiết một địa chỉ trung gian giúp tôi và khách hàng của mình làm việc hiệu quả hơn, tránh tình trạng bom tiền và quá nhiều rủi ro xảy ra đối với những người làm việc tự do như tôi. Khách hàng khi thuê 1 freelancer cũng gặp nhiều rủi ro không kém gì freelancer
Cần thiết của hợp đồng thuê 1 Freelancer
Hiện giờ, tôi đã nhận ra rằng tôi nên yêu cầu trả trước (đặt cọc) 30% trước khi bắt đầu thực hiện một dự án thuê 1 freelancer. Tuy nhiên, vấn đề đặt cọc cũng gây cho khách hàng của tôi sự lo lắng khi thuê 1 freelancer. Trong khi tôi làm việc tự do sẽ lo bị khách hàng boom tiền còn khách hàng khi thuê 1 freelancer phải đặt cọc trước sẽ gây nên tâm lý ái ngại cho họ.
Thời đại internet lừa đảo qua mạng nhất là lừa đảo tiền cọc của khách hàng xảy ra như cơm bữa, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng rất nhiều. Khi tôi yêu cầu đặt cọc, có vài người đã bỏ đi không thương tiếc cũng dễ hiểu thôi khi thuê 1 freelancer qua mạng không có gì để đảm bảo an toàn cho khách hàng cả.
Lúc này tôi bắt đầu cảm thấy thiết có 1 nơi có thể đứng ra làm trung gian cho tôi và khách hàng của mình khi thuê 1 freelancer để đảm bảo an toàn cho cả hai bên. Thuê 1 freelancer chuyên nghiệp cần 1 bản hợp đồng chuyên nghiệp hoặc 1 đơn vị trung gian, điều này thật sự rất cần thiết.
Thuê 1 freelancer ở đâu?
Thuê freelancer chuyên nghiệp
Nhiều bạn freelancer khi làm việc tự do qua mạng đã gặp vô vàn sự cố không mong muốn, làm việc không công và không nhận được lương từ công sức của mình. Điều này thật sự tồi tệ khi thuê 1 freelancer, thật lãng phí và bất công
Những sự cố này thường xảy ra khi bạn mới làm nghề tự do. Rất nhiều công việc khó khăn bị bỏ qua và rất nhiều nỗ lực bị lãng phí. Sau những bài học kinh nghiệm đó, các bạn cần phải quan tâm đến hợp đồng khi thuê 1 freelancer để tránh các rủi ro nói trên.
Vì vậy, lời khuyên của tôi là:
Hãy để những sự cố nhỏ này xảy ra. Họ sẽ khiến bạn mất một số công sức, nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai. Bạn nên quyết định số tiền trả trước bạn muốn, vào thời điểm nào và tất cả các điều kiện khác. Hãy có tổ chức và đừng mất hy vọng.
Đơn vị trung gian như Beelancer Việt Nam sẽ giúp bạn và khách hàng của mình tránh đi những rủi ro không đáng có khi thuê 1 freelancer qua mạng.
Làm việc Freelance là một hình thức làm việc không phải ký hợp đồng lao động với công ty. Tuy nhiên, giữa Freelancer (Người làm việc theo hình thức Freelance) và người sử dụng dịch vụ có thể ký kết Hợp đồng dịch vụ, theo quy định tại:
“Điều 513 của Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng dịch vụ“
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Cần lưu ý rằng không phải lúc nào giữa Freelancer và người sử dụng dịch vụ đều có thể ký kết hợp đồng dịch vụ nêu trên. Điều 3.1 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP đã quy định các trường hợp được xem là hoạt động cung cấp dịch vụ của Cá nhân hoạt động thương mại, cụ thể như sau:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Bên cạnh đó, Nghị định 39/2007/NĐ-CP cũng liệt kê ra các trường hợp không được kinh doanh dịch vụ của cá nhân như sau:
“Điều 5. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Do đó, nếu cá nhân Freelancer kinh doanh các dịch vụ thuộc phạm vi cho phép và cá nhân đó không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh như trên thì được tiến hành cung cấp dịch vụ cho đơn vị khác và nhận tiền dịch vụ, thông qua Hợp đồng dịch vụ.
Ngoài ra, các Freelancer cũng cần phải đảm bảo tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến dịch vụ kinh doanh.
Thuê freelancer tự do tại Việt Nam | Beelancer Việt Nam |
Facebook chính thức của Beelancer Việt Nam |
Bi Chan