Thói quen mua hàng và cách tiếp cận của Facebook, bạn đã thật sự hiểu rõ? Facebook đã dùng thuật toán nào để theo dõi thói quen mua hàng của bạn và đề xuất những kênh quảng cáo mua sắm online hữu ích? Thật sự rất tò mò đúng không nào?
Các bà nội trợ đang giảm dần thói quen đi chợ mua thực phẩm hàng ngày, thế hệ 9X quan tâm đến sống xanh nhiều hơn, nam- nữ các lứa tuổi hình thành thói quen lướt mạng mua sắm khi đang ở nhà hay đang làm việc…. Thị trường bán lẻ đang hình thành các lựa chọn mới, đa dạng và tiện ích cho mọi lứa tuổi.
Thói quen mua hàng online
Theo hội DN.HVNCLC trong thời gian qua thói quen mua hàng, mua sắm trực tuyến đã bùng nổ ấn tượng. Theo đó, có 82% người tiêu dùng được khảo sát cho biết mua online trong thời gian cách ly xã hội vì dịch Covid-19. Và 98% những người đã mua hàng online trong thời gian dịch bùng phát sẽ vẫn tiếp tục duy trì mua online trong tương lai.
Người tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng mua hàng online vì những tiện ích mà kênh phân phối này mang lại, nhất là trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc trực tiếp do dịch Covid-19. Số người tiêu dùng khẳng định sẽ tiếp tục mua sắm online chiếm gần như tuyệt đối, kể cả những người thuộc thế hệ Gen X (sinh từ những năm 1965), ngoại trừ thế hệ Baby boomer – những người sinh trước năm 1965 chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Một khảo sát của Google cho thấy lượng người dùng Việt Nam tìm kiếm mua hàng trực tuyến tăng hơn 40% vì ảnh hưởng của dịch. Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai và có thể là “kim chỉ nam” cho các chiến lược tái cấu trúc của nhà bán lẻ.
Đó cũng là lý do thời gian qua, hầu hết các hệ thống siêu thị như Co.opmart, Big C, Vinmart hay các cửa hàng tiện lợi như Vinmart+, Bách hoá Xanh… đều đẩy mạnh bán hàng online tạo dựng thói quen mua hàng trực tuyến cho người dân.
Theo các chuyên gia, sự thuận tiện cộng với việc hàng hóa phong phú, đa dạng, dễ lựa chọn và nhiều ưu đãi, khuyến mãi là những tác nhân quan trọng thu hút người tiêu dùng lựa chọn mua sắm online.
Bán hàng online đang đóng góp không nhỏ vào doanh số các hệ thống bán lẻ. Và không chỉ trong hiện tại mà trong tương lai, đây là kênh bán hàng và quảng bá thương hiệu hữu hiệu cho nhiều doanh nghiệp.
Mua sắm online và sự bùng nổ của Mạng xã hội
Vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng và bùng nổ của internet mà trong đó phải kể đến là mạng xã hội Facebook là cực kỳ mạnh mẽ. Cột mốc đánh dấu trang mạng xã hội lớn đầu tiên trên thế giới đó là vào năm 1995, mới đầu chỉ có một vài mạng xã hội nhưng dần dần cho tới ngày nay thì số lượng những trang này ngày càng nhiều và số thành viên của mỗi trang cũng tăng mạnh.
Có thể chia các cột mốc phát triển ra làm 3 giai đoạn, giai đoạn đầu là từ năm 1995 tới 2001, giai đoạn 2 là 2002 tới 2005 và cuối cùng là từ 2006 tới 2007.
Thói quen mua hàng, mua sắm online
Từ 1995 tới 2001:
Mở đầu cho kỷ nguyên mạng xã hội là năm 1995 với trang Classmates.com, có một thời nó rất nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng rồi cũng đi vào quên lãng bởi các mạng khác ra đời hấp dẫn hơn nhiều. Tại thời điểm năm 1995 này, Classmates.com có tới 50 triệu người dùng, một con số kỷ lục thời đó, khi mà trào lưu dùng Internet còn ở thời kỳ khai sinh.
Sau đó 3 năm, đánh dấu thêm 2 trang web khác ra đời nhằm đối trọng với Classmates.com đó là Care2.com và Opendiary.com. Tuy nhiên thời kỳ đánh dấu sự bùng nổ đầu tiên phải kể đến là năm 1999 với 5 trang mạng xã hội được ra đời, những trang thu hút lượng người dùng đông có thể kể đến là Xanga.com, Livejournal.com…
Một năm sau, con số 50 triệu thành viên của Classmates.com đã chính thức bị soán ngôi, Habbo.com đã trở thành kẻ tiếm ngôi vị của Classmates với gấp đôi số người dùng, khoảng 117 triệu người. Tại thời điểm này còn có nhiều trang xã hội khác ra đời nhưng đều không nổi tiến như Habbo.com về lượng người dùng, kể cả Deviantart.com.
Từ 2002 tới 2005:
Thời kỳ này, sự bùng nổ đã gần được bão hòa vì vậy hầu hết số lượng người dùng của các mạng đều đạt tới 6 số 0, tức là hàng triệu người dùng. Hai năm 2003 và 2004 đánh dấu sự ra đời của Myspace.com và Facebook.com, hai trang vẫn nổi tiếng và lớn nhất cho tới ngày nay, số thành viên gia nhập Facebook.com lớn gấp 6 lần Classmates.com, ở mức 300 triệu thành viên, Myspace thì ít hơn một chút với hơn 263 triệu người.
Đứng thứ 3 về số thành viên là một trang mạng của Trung Quốc mang tên Qzone.qq.com, sở dĩ nó có số thành viên 200 triệu là do dân số Trung Quốc rất đông vả lại họ dùng ngôn ngữ riêng cho nên những trang tiếng Trung rất thu hút thay vì những trang tiếng Anh.
Từ 2006 tới 2007:
Trong hai năm này không đánh dấu thêm sự bùng nổ nào khác, vẫn có những trang mới ra đời nhưng số thành viên không đạt kỷ lục, chỉ ở mức từ 10 tới 50 triệu thành viên mà thôi, cao nhất là trang xã hội Nga Vkontakte.ru, năm 2006 cũng đánh dấu sự ra đời của Twitter.com với số thành viên hiện tại là 46 triệu người.
Thời điểm hiện tại:
Cũng giống như thời kỳ 2006 và 2007, hiện nay số trang web xã hội vẫn tiếp tục tăng nhưng hầu như người dùng chỉ định cư ở những trang nổi tiếng như Facebook, Twitter hay Myspace mà thôi, rất khó để một trang mới ra mà thu hút được đông người dùng như những trang trên. Một phần là họ đã thỏa mãn với các tiện ích, dịch vụ, tính năng mà Facebook, Myspace mang lại.
Thương mại điện tử đã làm thay đổi thói quen mua hàng của con người
Hiện tại, nhiều người có thói quen mua hàng online như Tiki, Lazada, Adayroi, Shopee…thay vì tốn thời gian lượn phố, mua sắm online trở thành thói quen mua hàng của đại đa số người dân đặc biệt là giới trẻ vì sự tiện dụng mà nó đem lại.
Sự đa dạng hóa về các chủng loại mặt hàng, tính tiện lợi cũng như yếu tố cạnh tranh giá thành đang là ưu điểm đáng kể của thương mại điện tử. Các dịch vụ ship hàng siêu tốc với nhiều lựa chọn cũng góp phần không nhỏ trong việc thay đổi thói quen của người dùng.
Ngoài ảnh hưởng của mô hình thương mại điện tử xã hội, việc mua sắm của giới trẻ cũng dễ bị chi phối bởi các chương trình phát sóng trực tiếp (livestream). Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, live streaming về bản chất là hướng dẫn mua sắm trực tiếp, điều quan trọng nhất là thuộc tính xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin mua sắm và cảm xúc của khách hàng.
Tạo thói quen mua hàng trên mạng xã hội
Bằng cách trả lời câu hỏi trực tiếp cho phép người dùng hiểu và chấp nhận sản phẩm một cách nhanh chóng, những người mua hàng online cũng có thể tương tác trong thời gian thực. Theo chiến lược khuyến mãi “thời gian có hạn, giá có hạn và ưu đãi hấp dẫn”, những người trẻ xem livestream đôi khi thể hiện hành vi tiêu dùng bốc đồng và dần hình thành thói quen xem bán hàng online dù không có nhu cầu mua, hoặc mua nhưng không sử dụng, chỉ đơn giản vì nó rẻ.
Theo khảo sát, nhiều người trẻ chú ý đến những trải nghiệm mới lạ và theo đuổi sự đổi mới trong mua sắm online, và tính thực tế không còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ.
Một số chuyên gia cho rằng trong quá trình nhận thức, trải nghiệm và thói quen mua hàng hóa, nhu cầu tình cảm của giới trẻ là một trong những động lực tiêu dùng chính của họ, đặc biệt là sự thoải mái về tinh thần do hàng tiêu dùng mang lại.
Sàn thương mại điện tử “mua sắm online” việc làm tự do?
Mua sắm online các mặt hàng vật lý, tiêu dùng thì đã quá quen thuộc rồi đúng không? Đã bao giờ bạn nghe đến sàn thương mại điện tự nhưng lại dùng để mua bán các dịch vụ việc làm?
Bạn đang phiền não vì dịch bệnh COVID, thiên tai.v.v khiến cho việc làm thường ngày bị trì hoãn, mất việc? Tại sao không thử tìm kiếm những công việc làm tự do trên các sàn thương mại điện tử việc làm tự do?
Beelancer Việt Nam sàn thương mại điện tử việc làm
Sàn thương mại điện tử việc làm tự do Beelancer Việt Nam tự hào đem đến sự tin cậy và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng lẫn Freelancer cung cấp dịch vụ.
Khi sử dụng dịch vụ trên sàn các bạn sinh viên sẽ được lợi ích gì?
- Nhiều dịch vụ, ngành nghề để cân nhắc lựa chọn.
- Giá cả sẽ được công khai hoàn toàn trên website.
- Hoàn tiền 100% nếu chứng minh được sản phẩm, dịch vụ không đúng với cam kết ban đầu của người cung cấp.
- Được hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
- Các khiếu nại hay tranh chấp sẽ được xử lý một cách nhanh nhất.
- Xóa tan nỗi lo bị quỵt tiền hay các rủi ro thanh toán khi nhận việc qua mạng.
- Beelancer Việt Nam tuyển cộng tác viên không giới hạn trên nhiều lĩnh vực.
Đây là sàn giao dịch thương mại điện tử kết nối việc làm tự do với khách hàng có nhu cầu. Các bạn sinh viên tìm việc làm thêm có thể tham khảo qua nếu có nhu cầu nhé.
Cách thức hoạt động của Beelancer Việt Nam rất đơn giản, bạn muốn tìm kiếm công việc? Bạn có kỹ năng những không biết phải dùng nó như thế nào để kiếm thêm thu nhập? Điều duy nhất bạn cần làm đó chính là đăng ký thành viên.
(Lưu ý chọn người bán nếu bạn muốn bán công việc lên sàn ngược lại nếu có nhu cầu mua vui lòng chọn người mua để không bị nhầm lẫn nhé).
Nói thêm về cách thức hoạt động của sàn Beelancer Việt Nam để mọi người tìm hiểu thêm, đây được hiểu là nơi trung gian và đảm bảo quyền lợi của cả bên bán lẫn bên mua dịch vụ, đảm bảo các thanh toán luôn minh bạch và rõ ràng nhất. Vậy sàn lấy kinh phí từ đâu để duy trì?
- Thứ nhất: Khi các bạn đăng bán công việc, kĩ năng của mình lên Beelancer Việt Nam mọi thứ hoàn toàn là miễn phí. Bạn chỉ bị trừ phí dịch vụ khí có đơn hàng phát sinh, tức là khi có người mua dịch vụ của bạn thì số tiền bạn nhận được từ đơn hàng ấy sẽ được trừ đi 10%. Ví dụ dễ hiểu hơn: Bạn bán dịch vụ thiết kế logo 500k, có khách chọn mua dịch vụ của bạn. Họ sẽ tiến hành chuyển khoản trước số tiền ấy cho Beelancer Việt Nam. Chúng tôi sẽ giữ lại số tiền ấy và đến khi bạn giao đơn hàng cho khách, được khách chấp nhận và nếu không xảy ra bất ký khiếu nại hay tranh chấp nào thì trong vòng 24-48h Beelancer Việt Nam sẽ tiến hành chuyển khoản số tiền dịch vụ cho bạn (trừ 10% tức là bạn sẽ nhận được 450k cho đơn hàng đó).
- Thứ hai: Vì sao lại phải có chi phí 10%/ đơn hàng? Như đã nói thì đây chính là chi phí trung gian kết nối giữa bạn và khách hàng cũng như là chi phí để duy trì và marketing sàn trong tương lai. Khi bạn hợp tác với chúng tôi thì đó là sự kết nối lâu dài, trong tương lai khi có khách hàng chúng tôi sẽ ưu tiên gửi đến bạn thông tin nếu như đơn hàng đầu tiên bạn được khách đánh giá cao (đánh giá 1-5 sao).
- Thứ ba: Chi phí 10% không hề khó hiểu cũng như quá đáng nếu như các bạn so sánh với những website, sàn thương mại điện tử tương tự cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài. Chi tiết có thể xem bảng so sánh để hiểu rõ hơn nhé.
Tóm lại thì những khó khăn khi sinh viên tìm việc làm thêm thì cực kỳ nan giải, tuy nhiên nếu biết cách chọn lọc và cân bằng mọi thứ, các bạn sẽ tìm kiếm được công việc làm thêm tốt lại giúp nâng cao nhiều kỹ năng.
Có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào vui lòng tham khảo Beelancer Việt Nam hoặc nhắn tin trực tiếp trên Facebook.
Beelancer Việt Nam Tuyển CTV không giới hạn số lượng, với đa dạng ngành nghề.