Tham khảo bài viết về phần mềm và dịch vụ chỉnh sửa video tốt nhất 2020 tại đây nhé!
Freelancer Việt thường gặp những lỗi sai cơ bản nào khi edit video ?
Lỗi kế hoạch
Một số freelancer Việt khi chỉnh sửa video vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cụ thể cho một dự án dựng phim và hậu kì video. Không phải bất cứ khi nào vào việc ta cũng có thể tìm ra các tệp cần thiết ngay lập tức, mà cần phải tạo một thư mục, trong đó bao gồm các thư mục con như Graphics, Photos, Raw Footage, Music,… để luôn có sẵn tài nguyên mỗi khi cần.
Bên cạnh đó việc xây dựng một kịch bản ngay từ đầu giúp tiết kiệm thời gian chỉnh sửa cũng như tạo tính liền mạch cho câu chuyện của video.
Lỗi bố cục và kĩ thuật
Lỗi bố cục thường thuộc về phía quay phim bởi họ là những người đầu tiên và quan trọng nhất quyết định các góc máy và cảnh quay ảnh hưởng đến bố cục video. Tuy nhiên đối với các phân đoạn có thể can thiệp hậu kì, freelancer Việt Nam nghiệp dư vẫn thường mắc phải một số lỗi sơ đẳng như sau:
- Chừa quá nhiều khoảng trống trên đầu diễn viên: việc này làm cho khung hình của chúng ta trở nên kì lạ (trừ khi bạn có ý đồ rõ ràng cho thao tác này), đồng thời chủ thể của cảnh quay có thể trông bị “lùn đi” kha khá.
Một trong những lỗi kĩ thuật cơ bản nhất mà freelancer Việt thường gặp phải kể đến là lạm dụng Jump Cut.
- Lạm dụng Jump Cut: đây là một kĩ thuật chuyển và cắt cảnh quá đỗi thông dụng và hiệu quả, thế nhưng đối với freelancer Việt mới vào nghề, thao tác này có thể bị dùng quá đà. Việc cắt cảnh là để tiết kiệm thời lượng cho video và loại bỏ cảnh thừa, nhưng nó cũng có thể làm đoạn phim trở nên ngớ ngẩn và vô lý nếu đột nhiên diễn viên của chúng ta xuất hiện ở vị trí khác một cách thần kì mà không cần di chuyển. Hãy lưu tâm và sử dụng Jump Cut một cách cẩn thận nhé!
Lỗi màu sắc
- Lỗi thường gặp nhất về màu sắc phải kể đến sự bất cân đối và không nhất quán của màu phim.
- Ngoài ra, nếu freelancer Việt chưa có kiến thức về màu sắc trong làm phim, đó chắc chắn sẽ là một hạn chế lớn khiến họ khó có thể tạo ra các đoạn phim đẹp với tông màu đầy xúc cảm và nghệ thuật.
Lỗi âm thanh: “Nghèo nàn” và không nhất quán
- Âm thanh thường là một trong những phần khó nhằn và xuất hiện sau cùng khi làm dịch vụ chỉnh sửa video. Một số freelancer Việt Nam lúc mới vào nghề gặp nhiều khó khăn trong việc xử lí các âm thanh gốc của video và chọn nhạc nền cũng như hiệu ứng sao cho phù hợp. Đây là một công đoạn khá mất thời gian bởi những chi tiết nhỏ, bản quyền nhạc và sự phân bổ các hiệu ứng sao cho không gây khó chịu.
- Newbie thường mắc lỗi sử dụng sound effect rất nghèo nàn và quá phổ biến, không đem lại hiệu quả đột phá. Lồng nhạc vô tội vạ mà không tìm hiểu kĩ càng về ý nghĩa và lời bài hát cũng dễ dàng phá hỏng toàn bộ thông điệp chính của video.
Lỗi xuất video
Xuất video với độ phân giải quá lớn hoặc quá thấp đều không đạt yêu cầu. Nếu độ phân giải quá lớn sẽ gây áp lực tải lên của video đối với các nền tảng khác như Youtube, Facebook, Instargram, … Ngược lại độ phân giải quá thấp sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng, thậm chí gây khó chịu.
Lỗi sao lưu
Nhiều freelancer Việt Nam vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của bản sao lưu. Mỗi dự án khi kết thúc vẫn cần lưu lại ít nhất 2 bản sao lưu, trên ổ cứng, trên đám mây đều khả thi. Hãy luôn luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra, bởi thiết bị công nghệ luôn có “tuổi thọ” nhất định, lúc đó bản sao lưu sẽ là cứu cánh quan trọng nhất.
6 điều quan trọng nhất khi edit video
Có kịch bản chỉnh chu ngay từ khâu tiền hậu kì
Xây dựng một Video Storytelling là cách để các freelancer Việt tiết kiệm thời gian chỉnh sửa video. Một dự án có cốt truyện hoàn chỉnh sẽ dễ dàng xử lí và cho ra kết quả tối ưu hơn việc “vừa đi vừa dò đường”. Huống hồ kể chuyện bằng video không hề dễ.
Sử dụng máy tính đủ tốt và phần mềm chỉnh sửa phù hợp
Để có thể chỉnh sửa video mượt mà và trơn tru nhất, các freelancer Việt Nam cần lưu tâm đến vấn đề chọn máy PC hoặc laptop có cấu hình “đủ” để đáp ứng nhu cầu của mình. Vậy dòng máy như thế nào là phù hợp nhất đới với các video editor?
Nghiệp dư
- CPU: Adobe Premiere + Intel; Davinci Resolve + AMD Ryzen (chọn các nhóm tương thích để làm việc mượt mà và render nhanh hơn).
- VGA: chỉ cần GTX 1060, tiết kiệm chi phí hơn với GTX 1050Ti.
- RAM: 8Gb là không bao giờ đủ. Hãy chắc chắn máy của bạn có sẵn 16Gb.
- SDD: Sata 3 với dung hượng 2400 Gb trở lên là đủ.
Chuyên nghiệp
- CPU: Nếu bạn là freelancer Việt dựng video chuyên nghiệp, đã sử dụng qua máy ảnh chuyên nghiệp có thể quay phim 4K, định dạng Log Profile thì nên lựa chọn Intel Core i7-9700K; Adobe Premiere + iGPU (UHD630); Davinci Resolve + ADM (Threadripper 2950X, 2970WX, 2990WX).
- VGA: Adobe Premiere, Davinci Resolver, Sony Vegas gần một card đồ họa có nhân GPU mạnh (RTX 2060, GTX 1070Ti, RTX 2070Ti, RTX 2080Ti, đặc biệt với hệ màu 10bit thì Quadro P4000 là tối ưu nhất, nhưng vẫn không so sánh được với RTX 2080.
- RAM: càng nhiều càng tốt, tốt nhất là 32Gb, tối thiểu 3000MHz để đường truyền không bị nghẽn.
- SSD: NVMe là lựa chọn tốt nhất, dung lượng tối thiểu 500Gb.
Về phần mềm chỉnh sửa/ edit video các bạn cũng có thể kham khảo bài viết kì trước tại đây.
Có kiến thức về hình ảnh và màu sắc
Màu sắc trong video có tính đóng góp cực kì mạnh mẽ. Các freelancer Việt Nam có thể biên tập và chỉnh sửa video bằng cách sử dụng các bảng màu, dải màu hoặc tông màu có ý nghĩa thiết kế và nghệ thuật nhất định cho một cảnh hay toàn bộ video. Việc sử dụng màu sắc này có thể làm nổi bật “tâm trạng” của phân đoạn mà nó thể hiện, nhấn mạnh toàn bộ chủ đề của video hay tài tình hơn có thể bộc lộ tính cách và tình cảm của nhân vật.
Có nhiều cách kết hợp màu sắc trong làm phim và dựng phim, nhưng phổ biến nhất vẫn là 5 hình thức dưới đây:
- Complementary colors (Phối màu tương phản)
Phối màu tương phản là nghệ thuật màu sắc liên quan đến kĩ thuật đặt một màu lạnh cạnh một màu nóng với mục đích để màu sắc có sự đối chọi mạnh mẽ, giúp khắc họa nhân vật chính dưới cả hai mảng sáng tối, mãnh liệt và thâm trầm cùng lúc.
- Split-complementary colors (Phối màu bổ túc)
Phối màu bổ túc và một biến thể của phối màu tương phản, dựa trên lý thuyết sử dụng các màu tương phản nhau nhưng không đối diện nhau trên bảng màu mà có xu hướng lệch trục, giúp cho sự tương phản vẫn có đất phô diễn nhưng không rơi vào trạng thái quá căng thẳng.
- Analogous colors (Phối màu tương đồng/tương tự)
Phối màu tương đồng sẽ có cách xử lí ngược lại với phối màu tương phản, sử dụng những màu sắc nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Nguyên tắc này thường đem đến những cảnh phim hài hòa dễ chịu hoặc có thể rất gay gắt và bức bối.
- Triadic colors (Phối màu tam giác/bộ ba)
Phối màu bộ ba đúng như tên gọi của nó chính là sử dụng 3 màu sắc tạo thành hình tam giác trên bánh xe màu. Và tam giác này không “cân bằng”. Luôn luôn có một màu làm điểm nhấn, hai màu còn lại mang ý nghĩ phụ trợ và làm nổi bật ý màu chính.
- Tetradic colors (Phối màu bộ đôi tương phản/chữ nhật)
Phối màu bộ đôi tương phản thường sự dụng 4 màu, mỗi cặp nhau sẽ tương phản với nhau theo trục thẳng trên bánh xe màu.
Âm nhạc
Nếu bạn đã từng xem bộ phim Inception (2010) lẫn Interstella (2014) của đạo diễn nổi tiếng Christopher Nolan hẳn sẽ hiểu được vai trò to lớn của âm nhạc đằng sau sự thành công của một bộ phim, cụ thể là những bản nhạc bi tráng của nhà soạn nhạc vĩ đại thế kỉ 21, Hans Zimmer. Trong quá trình hậu kì, âm nhạc cũng là một nhân tố hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu, thổi hồn vào toàn bộ những thước phim khô khan, đơn giản. Âm nhạc giúp cho những thước phim của chúng ta thăng hoa hơn, khiến ta như bùng nổ và vỡ òa mỗi khi chúng vang lên.
Việc lựa chọn âm nhạc trong edit video cũng cần cân nhắc nhiều yếu tố. Nhạc nền miễn phí rất nhiều, tuy nhiên một vài nội dung phù hợp vẫn bị ràng buộc vào câu chuyện bản quyền và đơn vị hậu kì không thể sử dụng được, hoặc nếu sử dụng có thể dính tới kiện tụng không đáng có. Dưới đây là một số nền tảng âm thanh tốt hỗ trợ freelancer Việt Nam tìm và sử dụng nhạc nền video:
Soundcloud Youtube Music Key Epidemic Sound
Trong dựng phim cũng như sáng tạo video quảng cáo, âm nhạc vẫn luôn là một phần quan trọng và mang tính gợi nhắc cho sản phẩm truyền thông. Bạn có thể không nhớ chính xác nội dung và chi tiết trong quảng cáo, thể nhưng chỉ cần bản nhạc nền văng vằng bên tai, bạn sẽ biết ngay quảng cáo của thương hiệu nào đang được phát sóng. Sức mạnh của âm thanh lớn như vậy đấy.
Nắm vững các kĩ thuật Cut:
- Jump Cut: như ta đã biết, đây là một kĩ thuật đẩy nhanh tốc độ video hay dựng nhảy video.
- Montage: là một thao tác làm mờ, chậm và nhấn mạnh vào sự trôi chảy của thời gian, thường dùng trong cách phân cảnh hồi tưởng.
- Cross Dissolve: là một kĩ thuật chồng chéo các layer, nhằm miêu tả một yếu tố thời gian hoặc trình bày nhiều câu chuyện khác nhau cùng một lúc.
- Wipe: là một kĩ thuật chuyển cảnh nhằm “quét” hay “lướt” từ cảnh này qua cảnh khác.
- Fade In/Out: là thao tác chuyển cảnh bằng cách làm mờ một phân đoạn, khiến chúng dần biến mất và phân đoạn mới hiện ra. Kĩ thuật này thường được sử dụng trong biên tập các đoạn trailer, nhá hàng bom tấn, kết hợp với âm nhạc làm tăng sự tò mò và kích thích cho người xem.
- J cut/ L cut: L cut và J cut có đặc điểm ngược nhau, dù đều cùng thể hiện việc ta vẫn nghe thấy âm thanh của cảnh này nhưng video đã chuyển sang cảnh khác. Kĩ thuật này được dùng rất thường xuyên và tính ứng dụng của nó cũng vô cùng rộng rãi.
- Cutting On Action: được sử dụng nhiều nhất trong các cảnh phi hành động, tạo sự dồn dập, liên tục nhưng không làm mất đi tính tuyến tính của thời gian thực.
- Cross Cut, aka Parallel Editing: đây là một kĩ thuật đòi hỏi freelancer Việt biết cách cắt hai cảnh riêng biệt diễn ra trong cùng một thời điểm nhưng ở vị trí khác nhau, xen vào để tạo không khí căng thẳng cho một vài phân đoạn nhất định.
- Match Cut: là một trong những kĩ thuật cắt phim liền mạch tiêu biểu nhất,
- Smash Cut: là một thao tác chuyển từ cảnh hỗn loạn, ồn ào sang một phân cảnh khác tĩnh lặng đột ngột. Kĩ thuật này khá khó dùng, những nếu có thể thao tác tốt, freelancer Việt hoàn toàn có thể khiến các dự án của mình trở nên “xịn” hơn nhờ những cảnh đầy kĩ thuật trên.
Xuất video với thông số phù hợp
Không phải phiên bản “tốt nhất” nào cũng tối ưu nhất.
Thông thường khi xuất video, các freelancer Việt luôn muốn sản phẩm của mình được tải lên với chất lượng tốt nhất. Thế nhưng mỗi nền tảng có một “thông số xuất” riêng, do đó video thành phẩm nên hướng đến sự phù hợp thay vì buộc đạt “độ phân giải lớn nhất”.
Thuê dịch vụ edit video ở đâu uy tín?
Beelancer Việt Nam là sàn thương mại điện tử kết nối các freelancer Việt trên cả nước đã và đang làm việc trong lĩnh vực edit video. Cùng tham gia với chúng tôi để tạo ra những dự án chuyên nghiệp và độc đáo nhé!