Dịch thuật và sự ràng buộc với quan niệm Tín – Đạt – Nhã

Dịch thuật là ngành có cơ hội hội nhập quốc tế lớn. Dưới sức ép giao thoa văn hóa, việc giữ được tín - đạt - nhã trong dịch thuật là một bài toán khó.

Sự nở rộ của ngành dịch thuật bên cạnh trào lưu biên – phiên dịch.

Dịch thuật chưa bao giờ bùng nổ mạnh mẽ đến thế. Trong bối cảnh thế giới của chúng ta ngày nay là một sân chơi bình đẳng về lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội. Và mọi quốc gia đều có cơ hội như nhau khi tham gia vào sân chơi này. Dịch thuật đang đứng trước vô vàn cơ hội hấp dẫn cũng như những thách thức chưa từng có.

Đây à ngành có đặc tính hội nhập cao, song rào cản quốc tế cũng lớn.
Đây là ngành có đặc tính hội nhập cao, song rào cản quốc tế cũng lớn.

Dịch thuật bao hàm hai hoạt động: “phiên dịch” – dịch nói và “biên dịch” – dịch viết. Do đó vai trò của bộ môn này là luận giải ý nghĩa và diễn đạt lại ngôn ngữ của một văn bản nguồn sang một ngôn ngữ khác tại văn bản đích.

Cơ hội cho các dịch giả tại Việt Nam là vô cùng rộng mở. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị yêu cầu ngành dịch thuật cũng phải phát triển tương ứng. Nhu cầu lớn về việc luận giải các văn bản quốc tế thúc đẩy việc sản sinh ra số lượng nhân sự lớn nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, liệu lượng có đi cùng chất khi những giá trị cốt lõi và quan niệm Tín – đạt – nhã trong lịch sử dịch văn ngày càng bị mai một!?

Quan niệm Tín – đạt – nhã trong nghệ thuật Dịch thuật

Tín – đạt – nhã là quan điểm của Nghiêm Phục (1853-1921) – một nhà danh sư Tây học. Ông là một nhân vật quan trọng trong lịch sử dịch thuật Trung hoa. Với thành tựu ấn tượng là mang những tư tưởng và kiến thức phương Tây đến với người dân Trung Quốc.

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về cội nguồn của tiêu chuẩn này. Hoặc là xuất phát từ phương Tây, hoặc từ Trung Quốc cổ xưa. Nhưng dù lí giải theo chiều hướng nào, với lịch sử hơn 3000 năm ra đời và phát triển của bộ môn này, tiêu chuẩn Tín – đạt – nhã vẫn là quan niệm có giá trị hiện sinh sâu sắc cho ngành Dịch thuật hiện đại.

Quan niệm Tín - đạt - nhã đã trở thành tiêu chuẩn định hình dòng chảy dịch thuật trên thế giới
Quan niệm Tín – đạt – nhã đã trở thành tiêu chuẩn định hình dòng chảy dịch thuật trên thế giới
  • TÍN: là tiêu chuẩn cho rằng dịch thuật chuẩn là quan trọng nhất. Người dịch cần tôn trọng và trung thành với nguyên tác. Yêu cầu về mặt nghĩa của văn bản đích cần có độ chính xác rất cao, không quá sai khác so với văn bản nguồn.
  • ĐẠT: là tiêu chuẩn phải đảm bảo tính mạch lạc, dễ hiểu. Một văn bản dịch phải khiến người đọc lĩnh hội được thì mới gọi là thành công.
  • NHÃ: là tiêu chuẩn thẩm mỹ. Một bản dịch chuẩn, dễ cảm nhưng cũng phải uyển chuyển và mang vẻ đẹp ngôn từ.

Một bản dịch được xem là chất lượng nếu nó đảm bảo đầy đủ yêu cầu của cả Tín – đạt – nhã. Nhưng đạt được cảnh giới này, đối với người làm nghề lâu năm đã là một thách thức. Huống hồ nhân lực của ngành hiện nay đa phần là các bạn trẻ.

Dịch thuật và mối ràng buộc với quan niệm Tín – đạt – nhã

Có nhiều ý kiến cho rằng, tiêu chuẩn về Tín – đạt – nhã không còn phù hợp với xu hướng hiện tại. Với sự xuất hiện của các xu hướng Dịch thuật online, Dịch thuật tại nhà,… Bộ môn chuyên làm việc với con chữ này đã thương mại hóa. Hoặc bởi vì đặc thù ngành không còn quá khắt khe trong việc duy trì các tiêu chuẩn. Dịch thuật ngày nay hướng tới sự nhanh chóng, chuẩn xác và hội nhập.

Ngành dịch thuật đặt ra nhiều thách thức về giá trị lương tâm và đạo đức nghề nghiệp.

Thách thức của ngành nằm ở chỗ khối lượng thông tin ngày một nhiều. Đồng thời sự tiến hóa của ngôn ngữ sẽ gây khó khăn cho dịch giả. Việc đảm bảo các tiêu chuẩn trong dịch văn mà vẫn giữ được chất riêng của mình vẫn là bài toán khó. Và bất cứ dịch giả nào cân bằng được những giá trị cốt lõi mà vẫn đảm bảo tính thời đại sẽ còn tiến rất xa trên con đường Dịch thuật.

Theo dõi các bài viết mới của chúng tôi tại đây.

Tư liệu tham khảo: 

Quan niệm “Tín, Đạt, Nhã” và vấn đề dịch văn học chữ Hán trong nhà trường - (Phạm Thị Tố Thy,Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, niên giám 2012)

VanDanViet.net - (Phạm Thanh Cải)

Sandra Bae

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây